Gần 2800 công nhân của công ty Pouyen phải nghỉ việc trong khuôn khổ thực hiện cắt giảm lao động để ứng phó với khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.
Đã đi trước trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân và cuộc kháng chiến đã kết thúc thắng lợi, ngày nay Miền Nam phải đi trước một lần nữa trong công cuộc phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập, cùng cả nước hướng tới những mục tiêu to lớn trong cuộc chinh phục toàn cầu. Có thể tóm lược như thế tinh thần ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi phát biểu kết luận tại buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vừa qua.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện - Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen có bài đăng chuyên mục Chuyện đầu tuần trên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25-5-2020 nhìn nhận và phân tích về việc bỏ sổ hộ khẩu và thay thế bằng mã số định danh cá nhân.
"Cơ hội vàng đang mở ra về phương diện kích cầu tiêu dùng nội địa được hiểu là khoảng thời gian mà hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các nước đang đình đốn do chính sách giãn cách xã hội, trong khi ở Việt Nam, đời sống kinh tế vẫn diễn ra bình thường. Đây là lúc tăng tốc để bứt phá..." PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen chia sẻ trong chuyên mục Chuyện đầu tuần trên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh số 4262 ngày 11-5-2020.
"Thách thức trong giai đoạn mới là dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu; do đó, nguy cơ tái bùng phát dịch trên phạm vi lãnh thổ quốc gia vẫn hiện hữu. Bài toán đặt ra là làm thế nào vừa khôi phục sinh hoạt xã hội theo nhịp điệu bình thường, vừa bảo đảm không để dịch bệnh tái xâm nhập trong cộng đồng..." - PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen chia sẻ trong chuyên mục Chuyện đầu tuần trên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Cuối năm 2018, thiếu 70.000 nhân lực và đến năm 2020 thiếu 500.000 nhân lực công nghệ thông tin (CNTT), Vietnamworks dự báo.
Việt Nam vượt qua Trung Quốc trở thành nước có số lượng phái cử hàng năm và số thực tập sinh đang thực tập tại Nhật Bản đông nhất trong số 15 quốc gia phái cử.
Đón đầu chủ trương của Chính phủ tái khởi động ngành công nghiệp ô tô trong nước sau hàng chục năm triển khai thất bại, nhiều doanh nghiệp ngoại đã nhanh chân đổ bộ vào nước ta, mở rộng quy mô đầu tư sản xuất lắp ráp lẫn lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT).
Chính phủ kêu gọi cùng chung tay tìm và khơi thông những “điểm nghẽn” để mở đường cho doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều tiềm năng để phát triển ở nước ta.
Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên Hiệp Quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài.